Sau hàng thế kỉ phát triển, giày Derby vẫn luôn chiếm được vị trí rất quan trọng trong ngành thời trang, đặc biệt là đối với những quý ông theo đuổi phong cách sang trọng, lịch lãm. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu hết về khái niệm cũng như phong cách với những đôi giày này? Hãy cùng Mulgati bắt đầu tìm hiểu về giày Derby - một trong số những loại giày da nổi tiếng và cực kì được ưa chuộng hiện nay. 

Giày Derby là gì? Nguồn gốc và khái niệm, đặc điểm

Giày Derby là gì? Khái niệm giày Derby 

Giày Derby là một mẫu giày tây nam buộc dây cổ điển có kiểu dáng khá phổ biến, được thiết kế với phần mui buộc dây giày hở, còn gọi là Open Lacing, khi tháo dây ra, phần mui có thể mở ra như một đôi cánh. Giày Derby có rất nhiều kiểu biến thể về thiết kế, nhưng phải giữ form chung về kiểu Open Lacing để được gọi là dòng Derby.

Giày Derby có nhiều tên gọi khác nhau như Blucher, Gibson hay Open Front. Giày Derby có 2 dòng khác nhau là dạng giày Derby công sở (Dress Derby) và giày Derby đa dụng (Model Derby). Dòng công sở có thể kể đến phổ biến gồm giày Plain Derby và Moc Toe Derby, trong khi những đôi Buck Derby hay Derby Wingtip, Derby Brogue sẽ đa dạng cách dùng hơn, phù hợp với giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày và ăn diện thời trang.

Nguồn gốc và lịch sử giày Derby 

Về nguồn gốc của giày Derby, có khá nhiều giả thiết, nhưng giả thiết phổ biến nhất là về vị thủ tướng vương quốc Anh - Edward Smith Stanley. Người ta kể rằng Edward có một thân hình to lớn, đặc biệt là bàn chân, nên ông không thể đi vừa bất kì đôi boot nào đang thịnh hành ở thời điểm đó. Vì vậy, thợ đóng giày của ông đã tạo nên một kiểu giày mới mang tên Bluncher - đôi giày có phần mui mở giúp Edward dễ dàng xỏ chân, đây cũng là tiền đề của giày Derby sau này.

Đến thế kỷ 19, quân đội các nước phải đi lại và tham gia chiến trận rất nhiều, khiến việc đi boots dần bộc lộ điểm yếu bởi sự không thoải mái cũng như tốn công đeo vào tháo ra. Khi đó, tướng Phổ Gebhard đã tự thiết kế ra những đôi boots đi lại thoải mái hơn, từ đó phát triển thành giày Derby.

Đặc điểm của giày Derby 

  • Mui giày: Như đã nói ở trên, đặc điểm dễ nhận diện nhất của giày Derby chính là phần mui giày (lacing) thiết kế mở thoáng khí, rất phù hợp với những người có bàn chân to lớn. 
  • Thân giày: Thông thường, giày Derby được ghép lại từ 3 miếng da, gồm 2 mảnh kéo dài từ thân sau đến phần mui giày và 1 mảnh liền mạch ở phần thân trên, kết nối với thân sau bằng lưỡi gà. 
  • Cổ giày: Cổ chân của giày Derby là dáng cổ thấp dưới mắt cá chân, giúp người sử dụng thoải mái di chuyển. 

Cách phối đồ với giày Derby

Phối giày Derby phong cách quý ông

Rất rõ ràng, giày Derby là một kiểu giày tây buộc dây mang nét cổ điển, nên việc diện cùng một bộ vest nam tính giúp cánh mày râu thể hiện phong cách quý ông qua vẻ ngoài lịch lãm, chững chạc, trưởng thành.

Phong cách đời thường khi phối đồ với giày Derby

Nhờ có thiết kế cởi mở hơn so với kiểu giày truyền thống Oxford, giày Derby cũng